Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Posted by Rurutomi Vanduc on 20:45 0 nhận xét



CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYÊN MINH CHÂU

Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

- Tình huống nhận thức độc đáo

- Đổi mới trong cách nhìn hiện thực và con người của Nguyễn Minh Châu.

- Nghệ thuật tự sự đặc sắc.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát

a. Tác giả

+ Tiểu sử - con người

(Theo tâm sự của chính nhà văn, lời kể của Vương Trí Nhàn và nhận xét của nhiều bạn bè, người thân).

- Từ bé tới lớn: rụt rè và vô cùng nhút nhát.

- Sống nội tâm, hay trăn trở, thích một mình để suy ngẫm, phân tích.

- Chân thành.

=> Thiên hướng nhận thức, phân tích, nghiền ngẫm hiện thực trong văn Nguyễn Minh Châu.

+ Sáng tác:

- Quá trình sáng tác: chia hai chặng rõ rệt.

o Trước thập kỉ 80: ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

o Đầu thập kỉ 80 – khi mất: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Đổi mới:

o Quan niệm mới về con người và cuộc đời:

 Con người không nhất phiến, đơn chiều, lí tưởng mà là con người bề bộn, phức tạp, được ánh xạ qua nhiều mối quan hệ với hiện thực (cả mặt tốt lẫn mặt xấu “rồng phượng và rắn rết”…)

 Cuộc sống đa chiều, đầy những vết nham nhở sần sùi, có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã, bức bối đầy phức tạp và biến động.

=> Khơi tìm những mặt khuất lấp của chiến tranh, những phần sâu kín trong tâm hồn con người.

o Đề tài: con người cá nhân với các câu chuyện đời thường là trung tâm.

Không phải con người “trùng khít với chính mình, với bộ áo xã hội của nó một cách đau đớn, giả dối” (Bakhtin) mà là con người hiện thực trong các mối quan hệ đa dạng.

=> “Đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa”.

+ Vị trí văn học sử:

Ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới – người mở đường đầy tài hoa và tinh anh (Nguyên Ngọc).

b. Tác phẩm:

+ Xuất xứ: Thuộc giai đoạn sáng tác thứ 2.

+ Vị trí văn học sử:

- Tiêu biểu cho những đổi mới của Nguyễn Minh Châu.

- In đậm dấu ấn phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.

+ Tình huống truyện:

- Nhận diện: tình huống nhận thức.

- Mô tả: Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh có tài đang trong giây phút thăng hoa tuyệt đỉnh, khám phá ra vẻ đẹp “trời cho”của con thuyền biển buổi sớm mai thì chứng kiến đôi vợ chồng từ trên con thuyền bước xuống, lão đàn ông đánh vợ một cách hung bạo và vô lí. 

Sự việc lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ thấy thái độ nhẫn nhịn, câm lặng chịu đựng của người đàn bà mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em Phác trước sự dã man của cha với mẹ.

Anh nhận rõ những ngang trái, nghịch lí trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em Phác, người đàn ông, người đồng đội (Đẩu) và chính bản thân mình.

+ Bố cục: 2 phần lớn

- Phần 1 (từ đầu - chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Hai phát hiện của Phùng.

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

2. Phân tích

a. Hai phát hiện của Phùng.

+ Phát hiện thứ nhất: Phát hiện một.

- Vị thế của Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh.

- Mục đích của chuyến đi: chụp bổ sung một bức ảnh buổi sáng có sương mù theo yêu cầu của trưởng phòng (để xuất bản bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển).

- Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

- Sự hình thành tác phẩm:

• Bắt đầu từ cảnh “trời cho”.

• Tuy nhiên để có được tác phẩm, cần một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhanh nhạy nắm bắt khoảnh khắc xuất thần của nghệ thuật:

o Mô tả khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.

o Trạng thái, hành động:

o Bối rối, trong tim tưởng như có cái gì bóp thắt lại => cơn “đau đẻ”, khoảnh khắc xung động cực điểm để tác phẩm hoài thai.

• Không phải lựa chọn gì nữa, bấm một hồi “liên thanh” => dường như thiên nhiên đã bày sẵn tuyệt tác, người nghệ sĩ chỉ việc ghi lại một cách dễ dàng.

- Cảm hứng triết lí về nghệ thuật:

• Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”: “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ; một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. => nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.

• “Cái đẹp là đạo đức” => khoảnh khắc phát hiện ra một tác phẩm độc đáo là sự “khám phá chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” => cái đẹp “thanh lọc” tâm hồn, để tâm hồn con người cao khiết, không gợn đục, thánh thiện.

Nhận xét:

Sự phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật đôi khi là kết hợp của rung động và duyên may. Nhìn ở góc độ này, nó là thứ dẫu sao còn tương đối dễ phát hiện, dễ thấy.

+ Phát hiện thứ hai: Phát hiện về hiện thực cuộc sống.

- Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ trước tôi đứng => gần, trực diện, rõ nét.

- Hình ảnh:

- Người đàn bà: cao lớn, với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi(…) tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới.

- Người đàn ông: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.

- Hình ảnh xấu xí, sù sì, trần trụi, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật.

- Hành động:

- Người chồng: hùng hổ, rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp vào lưng người đàn bà => hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng, như một con thú dữ.

- Người vợ: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

- Đứa con: giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.

- Giống như một vở kịch câm, không lời chú giải, đầy nghịch lí khiến câu hỏi về hiện thực trong Phùng muốn vỡ ra.

Nhận xét:

Phát hiện về một hiện thực gồ ghề, gai góc, ngang trái, phức tạp, không dễ lí giải, khác xa, thậm chí đối lập với vẻ đẹp bình yên của tác phẩm nhiếp ảnh.

+ Mối quan hệ giữa hai phát hiện (mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nhà văn và cuộc đời)

- Phát hiện nghệ thuật, ở một chừng mực nhất định dễ thấy hơn phát hiện về hiện thực.

- Đời sống con người vốn bề bộn, phức tạp. Hiện thực không đơn chiều, giản đơn, toàn màu hồn mà đa chiều, phân tranh nhiều mảng sáng tối chưa dễ lí giải. Nhà văn nếu đứng ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng biển khơi. Từ đó đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, suy tư hơn nữa.

b. Người đàn bà làng chài và câu chuyện đời tự kể.

+ Hình dáng: thô mộc, xấu xí, như nét vẽ vội của tạo hoá, mang những đặc trưng của một người đàn bà miền biển lam lũ.

+ Thái độ, hành động khi được mời tới toà án:

- Sợ sệt, lúng túng, tìm đến một góc tường để ngồi .

- Rón rén ngồi ghé vào chiếc ghế mà Đẩu mời.

- Van xin chính quyền đừng bắt chị bỏ người chồng vũ phu: “Quí toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” => kiên quyết không bỏ chồng bằng mọi giá.=> hành động ẩn chứa nhiều nghịch lí, gây bất ngờ đối với cả Đẩu và Phùng => một sự thật không dễ lí giải trong hoàn cảnh người đàn bà phải chịu đựng những trận đánh thừa sống thiếu chết.(ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn) => Câu hỏi đặt ra: điều gì khiến người đàn bà khốn khổ ấy tha thiết bám víu cuộc sống địa ngục kinh hoàng với người chồng hung bạo kia?

+ Câu chuyện cuộc đời:

- Cách xưng hô: con, quý toà - chị, các chú => thay đổi tương quan: bị động, yếu thế, thiếu tự tin, bề dưới nói với bề trên - chủ động, bình đẳng, con ngưòi có hiểu biết nói với người đang lắng nghe.

- Nội dung câu chuyện:

- Xấu, buộc phải lấy anh hàng chài

- Đám đàn bà đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật => chồng hung hăng.

- Bất kể lúc nào khổ quá, chồng lại lôi ra đánh, ngay trên tàu, sau này xin mãi mới được lên bờ chịu đòn.

- Lí lẽ để “đừng bắt tôi bỏ nó”:

- Giá đẻ ít đi => biện minh cho hành động hung hăng của chồng bằng cách chỉ ra lỗi thuộc vê sự nghèo đói, lạc hậu, “đẻ lắm”.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nỗi vất vả của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông(. ..) những khi biển động => vì cần một trụ cột.

- Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình => vì trách nhiệm, tấm lòng vị tha, bản năng hi sinh của một người mẹ.

- Cũng có lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ => cuộc sống với ngưòi đàn ông “dã man” kia không phải không có những khoảnh khắc đầm ấm hạnh phúc.

- Nhận xét:

Qua nội dung câu chuyện, cách kể và ngôn ngữ kể chuyện, thấy được:

- Số phận người đàn bà: đau khổ, bất hạnh, buộc phải bảo vệ, duy trì một cuộc sống bị đày đoạ, đánh đập.

- Tính cách: yêu thương con, vị tha, nhân hậu, am hiểu lẽ sống giản đơn của một người đàn bà hàng chài.

- Sự lí giải, làm sáng tỏ hiện thực đời sống đầy nghịch lí mà Phùng và Đẩu “không thể hiểu được”.

c. Hệ thống nhân vật

+ Người đàn bà: vô danh, phiếm định => khái quát cuộc đời, số phận, tính cách của bao người phụ nữ làng chài khác.

+ Người đàn ông:

- Xưa kia: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành”.

- Nay: vì nghèo đã biến đổi thành gã đàn ông hung bạo, vũ phu.

- Có sự gặp gỡ với các nhân vật của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao trước cách mạng.

+ Chị em Phác:

Nạn nhân bé bỏng, đau khổ => thêm vào tác phẩm một nét khắc dằn dữ của hiện thực.

+ Phùng:

- Là người lính vào sinh ra tử nơi chiến trường.

- Là một nghệ sĩ tài hoa, phát hiện ra vẻ đẹp tinh khôi, huyền mộng của nghệ thuật.

- Chứng kiến cảnh đánh đập lần thứ hai, “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” can thiệp => Ý nghĩa:

- Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp lung linh, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần.

- Thái độ cần có của người nghệ sĩ:

- Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời vì nghệ thuật chân chính luôn hướng tới cuộc đời.

- Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người sẵn sàng khám phá, dò tìm để thấu hiểu, yêu ghét mọi lẽ buồn vui đời thường và dám đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Chi tiết: hỏi người đàn bà một câu cắt ngang không ăn nhập: người chồng trước có đi lính nguỵ không => định dung cái nhìn trong chiến tranh để lí giải một hiện thực nghịch lí thời hậu chiến => Dụng ý: hiện thực cuộc sống mới hôm nay đã khác xa với hiện thực 30 năm chiến tranh, bề bộn, ngổn ngang, đa diện, bởi thế nó đòi hỏi một điểm nhìn khác, cách lí giải hiện thực khác. Không thể dùng cái nhìn địch – ta để phân tích mà cần nhìn nhận sâu sắc từ nhiều góc độ.

d. Một số đặc sắc về nghệ thuật.

+ Xây dựng hình ảnh giàu giá trị biểu tượng: chiếc thuyền ngoài xa.

- Con thuyền có thật.

- Con thuyền biểu tượng cho: nghệ thuật, ẩn dụ cho kiếp người đơn độc trên đại dương cuộc đời.

+ Nghệ thuật tự sự độc đáo:

- Điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện Phùng - một người lính dày dặn kinh nghiệm chiến trường, một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, một con người tha thiết đấu tranh cho sự công bằng => điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giàu suy tư.

- Ngôn ngữ:

• Ngôn ngữ người kể chuyện: khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục (do sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật).

• Ngôn ngữ nhân vật: cá thể hoá (Ngôn ngữ của người đàn bà: lóng ngóng, van lơn khi mới đối diện với “quí toà”; chững chạc, thấu trải khi tự kể câu chuyện đời mình, dịu dàng, xa xót khi nói với con; lời lẽ của người đàn ông: tàn nhẫn, tục tằn,…)

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Đề 2: Phân tích tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa

Đề 3: Phân tích những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Đề 4: Tính luận đề trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Đề 5: Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Đề 6: Phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để thấy cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thương và nỗi lo cho con người.

Đề 7: Phân tích các nhân vật trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để làm nổi bật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý giải đề

Đề 1: Ý nghĩa nhan đề.

+ Xuất xứ tác phẩm:

+ Ý nghĩa nhan đề:

- Con thuyền có thật trong cuộc đời

- Con thuyền biểu tượng cho nghệ thuật, ẩn dụ cho kiếp người đơn độc trên đại dương cuộc đời.

- Cái đẹp nghệ thuật dễ tìm hơn cái đẹp đích thực của con người

- Nghệ thuật phải quan tâm đến đời sống và phải quan tâm đến con người.

Đề 2: Tình huống truyện.

+ Giới thuyết:

+ Phân tích:

- Nhận diện

- Mô tả

- Ý nghĩa:

- Giúp nhà văn khám phá tính cách, vẻ đẹp nhân vật người đàn bà.

- Thể hiện rõ nét tư tưởng

+ Đánh giá

- Tình huống bất ngờ và kì lạ

- Khơi gợi tư duy và cảm hứng người đọc.

- Tình huống có “sức xoáy”

Đề 3: Những phát hiện của nghệ sĩ Phùng

+ 2 phát hiện

+ Phân tích dựa vào phần Kiến thức cơ bản.

Đề 4: Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống

+ Hiện thực cuộc sống: bề bộn, nhiều chiều, phức tạp, không nhất phiến, lí tưởng mà đầy ngang trái.

+ Vẻ đẹp của con người vì thế cũng khó phát hiện hơn, đòi hỏi phải có một góc nhìn khác.

Đề 5: Phân tích các nhân vật để làm nổi bật tư tưởng

Dựa vào kiến thức cơ bản để làm bài.


Từ Baovietnam.vn
Bài viết liên quan
+++++++++++

Leave a Reply